Hiểu về Lịch sử Chung:
Sách hướng dẫn giảng dạy về Đông Nam
Các tài liệu giảng dạy này là kết quả của một dự án toàn diện do UNESCO thực hiện từ năm 2013 đến 2019 với sự hỗ trợ tài chính của Hàn Quốc.
Dự án quy tụ các nhà sử học và các nhà giáo dục, các cơ quan Bộ ngành và các trường học, giáo viên và học sinh từ Đông Nam Á. Mục tiêu chính của nó là biểu đạt việc giáo dục lịch sử về khu vực theo một cách khác; tập trung vào quá khứ chung để xây dựng bản sắc khu vực trong tương lai.
Các chủ đề được phát triển bởi các nhóm đa ngành của các nhà sử học và giáo dục. Sau đó, chúng đã được thử nghiệm tại bảy quốc gia thí điểm (Brunei Darussalam, Campuchia, Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan và Việt Nam) với hơn 4.000 học sinh. Các tài liệu được trình bày ở đây đã kết hợp cả những phản hồi, nhận xét từ những đợt thí điểm đó để cho ra bộ tài liệu phù hợp hơn và thân thiện hơn với người sử dụng
Các tài liệu của bốn chủ đề này được thiết kế chủ yếu dành cho giáo viên giảng dạy môn lịch sử và khoa học xã hội, nhưng chúng cũng có thể sử dụng được trong các môn học khác như ngôn ngữ hoặc nghệ thuật.
Nội dung được thiết kế cho cấp trung học cơ sở và cũng có thể chỉnh sửa cho phù hợp với bậc học cao hơn hoặc thấp hơn.
Sách hướng dẫn
Sách hướng dẫn này nhằm mục đích hỗ trợ các giáo viên sử dụng để giảng dạy bốn chủ đề về Lịch sử Chung của Đông Nam Á. Sách cung cấp thông tin và hướng dẫn giáo viên về cách sử dụng hoặc điều chỉnh các tài liệu này để tối đa hóa việc thực hành giảng dạy của họ.
Chủ đề
Chủ đề 2
Những trung tâm quyền lực sớm
Bài Giới thiệu: Các Nhà Sử học làm gì?
Bài 1: Người thời đại đồ đồng đã tương tác ở châu Á như thế nào?
Bài 2: Các vương quốc cổ đại được tổ chức như thế nào?
Bài 3: Mối quan hệ giữa người cai trị và thần dân của họ trong thời cổ đại là gì?
Bài 4: Các vương quốc cổ đại lớn đến mức nào?
Bài 5: Các nền văn hóa đã hòa trộn với nhau ở Đông Nam Á cổ đại như thế nào?
Chủ đề 3
Lúa gạo và Gia vị
Bài Giới thiệu
Bài 1: Giới thiệu về các nền văn hóa lúa gạo – Gạo có ý nghĩa như thế nào trong các nền văn hóa của Đông Nam Á?
Bài 2: Văn hóa ẩm thực và ẩm thực của Đông Nam Á – Tầm quan trọng của gia vị và các sản phẩm cá lên men trong ẩm thực Đông Nam Á là gì?
Bài 3: Thực phẩm, sức khỏe và chữa bệnh
Bài 4: Tâm linh, thần thoại và truyền thuyết
Bài 5: Gia vị, gạo và lịch sử kinh tế của Đông Nam Á
Bài 6: Buôn bán gia vị, sự thống trị của châu Âu và phản ứng khu vực
Bài 7: Gạo, vốn, nợ và khó khăn nông thôn ở Đông Nam Á từ thế kỷ XIX đến thế kỷ XX
Chủ đề 4
Hình dung Đông Nam Á
Bài Giới thiệu
Bài 1: ASEAN
Bài 2: Đại hội thể thao Đông Nam Á – Lịch sử, thể thao và việc xây dựng cộng đồng ở Đông Nam Á
Bài 3: Từ phân mảnh đến lịch sử chia sẻ – Sepak takraw
Bài 4: Di sản văn hóa / thiên nhiên của Đông Nam Á – Tại sao di sản văn hóa lại quan trọng với chúng ta?
Bài 5: Nghệ thuật đương đại của Đông Nam Á
Bài 6: Âm nhạc đại chúng ở Đông Nam Á – Giữa văn hóa toàn cầu và địa phương
Bài 7: Đông Nam Á, phim ảnh và đế chế